Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Cúm gia cầm "gõ cửa" thủ đô



Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại 2 hộ dân ở thôn Đồng Tiến, xã Phương Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, gần 3.000 con vịt đã bị tiêu hủy. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Hà Nội trong năm nay.



Trong năm ngoái, thành phố cũng xảy ra 2 ổ dịch cúm gia cầm vào thời điểm tháng 1, 2. Mỗi ổ dịch xảy ra tại một hộ và khoanh vùng khống chế, xử lý triệt để nên không phải công bố dịch.



Ông Cấn Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết: "Việc xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm trong thời điểm hiện nay là khó tránh khỏi. Cơ bản là phát hiện sớm, xử lý triệt để không lây lan ra các hộ xung quanh".



Ngay khi có thông tin gia cầm ốm chết, Chi cục Thú y Hà Nội đã cử cán bộ xuống phối hợp với trạm thú y huyện tiêu hủy toàn bộ số vịt của các hộ có kết quả dương tính H5N1, xử lý vệ sinh tiêu độc toàn bộ ổ dịch. Đồng thời phân công cán bộ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thôn có dịch.












Ảnh:

Số lượng gia cầm của thành phố lớn, nhưng đến 60% là chăn nuôi nhỏ lẻ nên việc phát hiện sớm dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa:

N.P.



Chi cục cũng đề nghị UBND huyện Phú Xuyên rà soát tổng đàn gia cầm, kiểm tra đến từng hộ chăn nuôi để phát hiện sớm gia cầm mắc bệnh; tạm dừng việc kinh doanh vận chuyển, buôn bán giết mổ gia cầm trên địa bàn xã. Tổng vệ sinh tiêu độc môi trường trên địa bàn thôn có dịch liên tục 7-10 ngày, vệ sinh tiêu độc toàn xã Phương Dực 3 lần (mỗi lần cách nhau 2 ngày).



Bên cạnh đó, trạm thú y xã cần khuyến cáo người chăn nuôi không giấu dịch, không bán chạy, không giết mổ gia cầm mắc bệnh để hạn chế lây lan. Đồng thời, thông báo các chính sách hỗ trợ phòng chống dịch để người chăn nuôi yên tâm. Cán bộ thú y phối hợp với công an, quản lý thị trường duy trì hoạt động Chốt kiểm dịch liên ngành có hiệu quả.




TP HCM chặn cúm gia cầm lây lan




Bạn cần cài

Flash Player

để xem được Clip này.







Theo ông Bình, trong thời gian tới, nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm là rất cao.


Thứ nhất là vì thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài làm giảm sức đề kháng của gia cầm, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống rét cho gia cầm.



Thứ hai là vì từ tháng 7/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã yêu cầu tạm dừng tiêm phòng văcxin cúm gia cầm. Vì vậy, từ tháng 10 năm ngoái, Chi cục Thú y Hà Nội đã tạm dừng tiêm phòng. Sau Tết các hộ chăn nuôi tái đàn, tỷ lệ gia cầm chưa tiêm phòng văcxin cúm là rất cao, chiếm trên 70 %, số còn lại đã gần hết thời gian miễn dịch.



Thứ ba là sau Tết, có nhiều lễ hội văn hóa, dân gian tại các quận, huyện, thị xã nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sản phẩm động vật tăng cao. Đồng thời người, phương tiện giao thông từ các tỉnh, thành phố khác vào địa bàn thành phố, trong đó có các tỉnh có dịch làm lây lan và phát sinh dịch bệnh.



Thứ tư là dịch bệnh trên địa bàn cả nước tiếp tục diến biến phức tạp, đặc biệt theo thông báo của Cục thú y virus cúm H5N1 đã có sự biến chủng. Hiện tại chưa có văcxin phòng cúm gia cầm phù hợp.





Tuy nhiên, Cục Thú y đã giải trình gene ổ dịch cúm gia cầm tại Hà Nội trong năm nay cho thấy văcxin hiện nay vẫn có tác dụng bảo hộ trên 70%.


Vì thế, Chi cục đang triển khai tiêm phòng 7 triệu liều văcxin cúm cho đàn gia cầm trên địa bàn từ ngày 28/2 đến ngày 10/3, ông Bình cho biết.



Trong ngày 29/2, Quảng Ninh cũng có báo cáo ổ dịch mới phát sinh. Ngoài ra, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.



Trong khi đó, sau gần 2 năm vắng bóng, cúm H5N1 trên người đã quay trở lại. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 3 ca mắc, trong đó 2 trường hợp đã tử vong.




Nam Phương




Clip:


Hồng Phúc





Liên kết tài trợ:
tin tuc online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét